Không những vậy, cơ hội việc làm cho các công ty nước ngoài với thu nhập hàng chục nghìn đô cũng rất rộng mở với những ai có năng lực tại Mỹ, kỹ thuật hóa học cũng thuộc top những ngành có mức lương cao, trung bình khoảng gần 105,000 USD/năm (khoảng 2,4 tỷ đồng/năm). Do đó, những người có đủ năng lực cộng với khả năng ngoại ngữ tốt hoàn toàn có thể nghĩ đến việc ra nước ngoài làm việc để nâng cao thu nhập cho bản thân.
Bạn Nguyễn Thị Nga Sinh viên năm 3 ngành Công nghệ Hóa học cho biết: “Em thấy chương trình học tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM rất là hay khi nhà trường tập trung chủ yếu vào thực hành. Hiện tại ở khoa em có rất nhiều anh chị đã tạo ra những sản phẩm để phục vụ cho đời sống xã hội, trong đó nổi bật nhất là sản phẩm The Polafoam đã nhận được đầu tư và cho ra mắt thị trường.”
Những sản phẩm của ngành Công nghệ hóa học hiện nay không còn xa lạ trong cuộc sống hiện tại. Theo thống kê, mỗi năm có đến hơn 10.000 sản phẩm hóa học được đưa ra thị trường.
Với xu hướng hội nhập, công nghệ Hóa học là chìa khóa mở cánh cửa cho nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Hầu như, các sản phẩm của Công nghệ hóa học chúng ta có thể dễ dàng thấy hằng ngày như: nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm,…. Chính vì có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất phục vụ đời sống nên Công nghệ kỹ thuật hóa học luôn là một ngành học trọng điểm ở nhiều trường đại học lớn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể dễ dàng xin việc làm ở các công ty sản xuất của Việt Nam và nước ngoài.
Là một trong những Trường tiên phong cho ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Công Thương TP HCM chú trọng đầu tư cho cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ cho ngành. Với bề dày đào tạo (hơn 40 năm), cơ cở vật chất khang trang hiện đại, đội ngũ giảng viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm (5 Phó giáo sư, 20 Tiến sỹ và 22 Thạc sỹ), Ngành công nghệ kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Công Thương TP HCM đặt mục tiêu là đào tạo kỹ sư hóa học có hiểu biết sâu rộng và khả năng ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó chương trình đào tạo được thiết kế để đào tạo chuyên sâu năm chuyên ngành: Quá trình thiết bị và dầu khí, Công nghệ hóa hữu cơ, Công nghệ Mỹ phẩm, Công nghệ vô cơ – silicate, Kỹ thuật phân tích và đảm bảo chất lượng.
🔸 Các chuyên ngành chính:
1.Quá trình thiết bị và dầu khí
Chuyên sâu vào thiết kế, vận hành, và quản lý sản xuất trong lĩnh vực hóa chất và dầu khí, đảm bảo sinh viên có kỹ năng để đối mặt với những thách thức của ngành công nghiệp năng lượng.
2. Công nghệ hữu cơ
Tập trung vào các lĩnh vực như dược phẩm, bột giặt, giấy, vải sợi, nhuộm, màu, sơn, mực in, bao bì, nhựa, tinh dầu, nước hoa, và các hợp chất thiên nhiên.
3. Công nghệ hóa mỹ phẩm
Chuyên ngành này hướng đến việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm làm đẹp, từ chăm sóc cá nhân đến các sản phẩm hàng ngày, giúp sinh viên chinh phục thị trường mỹ phẩm đang phát triển mạnh mẽ.
4. Công nghệ vô cơ
Chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, và vật liệu y sinh, mang lại cơ hội cho sinh viên tham gia vào quá trình phát triển nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
5. Kỹ Thuật Phân Tích và Đảm Bảo Chất Lượng
Tập trung vào quản lý chất lượng sản phẩm, qui trình công nghệ, kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn và tuân thủ quy trình, giúp sinh viên trở thành những chuyên gia đảm bảo chất lượng đáng tin cậy.
🔸 Đào tạo và cơ hội nghề nghiệp
Chương trình đào tạo không chỉ là lý thuyết mà còn kết hợp với cơ hội thực tập và làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp hàng đầu. Những buổi hội thảo, sự kiện, và giao lưu với doanh nghiệp giúp sinh viên xây dựng mạng lưới quan hệ và có cơ hội làm việc ngay từ khi còn là sinh viên. Với sự đào tạo chất lượng và đa dạng của trường Đại học Công Thương TP.HCM, sinh viên không chỉ trở thành những chuyên gia chất lượng trong lĩnh vực hóa học mà còn có cơ hội định hình tương lai của ngành công nghiệp này. Tận dụng cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, trường Đại học Công Thương TP.HCM cam kết mang lại cho sinh viên một hành trình học tập và phát triển chuyên sâu và toàn diện.
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ thuật hoá học, các cử nhân có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp, bao gồm:
- Kỹ sư sản xuất: Đây là vị trí quan trọng trong các nhà máy sản xuất, nơi kỹ sư được giao nhiệm vụ thiết kế, vận hành và quản lý các hệ thống và quy trình sản xuất.
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong ngành Kỹ thuật hoá học có nhiệm vụ tìm kiếm, phát triển và cải tiến các sản phẩm và quy trình mới.
- Kỹ sư an toàn: Công việc của kỹ sư an toàn là đảm bảo môi trường làm việc an toàn và đáp ứng các quy định về an toàn trong sản xuất và vận hành.
- Kỹ sư tư vấn: Các kỹ sư tư vấn được thuê để cung cấp các giải pháp và chuyên môn tư vấn cho các công ty về các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất, an toàn và môi trường.
- Kỹ sư tiếp thị và bán hàng: Những người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến Kỹ thuật hoá học cho các công ty và khách hàng.
- Kỹ sư chuyển giao công nghệ: Các kỹ sư chuyển giao công nghệ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ từ lý thuyết sang thực tiễn, giúp các doanh nghiệp và tổ chức ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.
Ngành Kỹ thuật hoá học là một lĩnh vực rộng lớn, có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều nơi khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kỹ thuật hoá học có thể tìm việc làm ở các công ty sản xuất, các trung tâm nghiên cứu và phát triển, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức phi lợi nhuận. Dưới đây là một số ví dụ về các địa điểm làm việc mà các cử nhân Kỹ thuật hoá học có thể hướng tới:
- Các nhà máy sản xuất;
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển;
- Cơ quan chuyên môn;
- Tổ chức phi lợi nhuận.
Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí khác trong ngành Kỹ thuật hoá học, tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu sự nghiệp của mỗi người.
Một số sản phẩm của Khoa Công nghệ hóa học
Luôn thuộc top đầu trong lĩnh vực tiên phong về đổi mới sáng tạo, các dự án về công nghệ hóa học tại trường Đại học Công Thương TP.HCM luôn được đánh giá cao. Với cơ hội thực tập, đào tạo chuyên sâu, và mạng lưới quan hệ vững chắc, sinh viên trường Đại học Công Thương TP.HCM sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng và định hình tương lai của ngành công nghiệp hoá học.
TT TSTT
Xem thêm :
- Tuyển sinh 2025: Trường Đại học Công Thương TP.HCM dự kiến có thêm tổ hợp xét tuyển khối C
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới công tác hướng nghiệp để hỗ trợ thí sinh
- Tra cứu kết quả trúng tuyển năm 2024
- Hướng dẫn thí sinh trúng tuyển nhập học năm 2024
- Điểm chuẩn phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT của Trường Đại học Công Thương TP.HCM năm 2024