STT
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
1
Cách tính điểm trong học bạ dùng để xét tuyển?
Dựa vào Điểm trung bình cộng (ĐTBHT) của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên hoặc tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Điều kiện xét tuyển: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT các năm.
Trong đó:
ĐTBHT = (Tổng điểm trung bình 03 môn theo tổ hợp xét tuyển 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12)/3;
Điểm xét tuyển (ĐXT) = ĐTBHT + Điểm ưu tiên (nếu có theo Quy chế);
Hoặc:
ĐTBHT = (Tổng điểm trung bình 03 môn trong tổ hợp xét tuyển năm lớp 12)/3;
2
Nguyên tắc xét tuyển vào Trường theo các hình thức xét tuyển như thế nào?
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển từ cao trở xuống đến đủ chỉ tiêu thì dừng lại.
Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ sau:
Tiêu chí phụ: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT/trung bình của lớp 12 môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển, riêng 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc là môn Tiếng Anh.
3
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (“Điểm sàn”) của từng phương thức xét tuyển vào Trường như thế nào?
Phương án 1 : Xét tuyển học bạ THPT các năm
Trung bình cộng của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
Phương án này sẽ xét tuyển từ ngày 1/1/2022 – 1/5/2022.
Hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ xét tuyển theo mẫu của Nhà trường;
Học bạ bản foto có công chứng (Có thể giấy xác nhận điểm của học kỳ 1 của lớp 12 và học bạ của năm lớp 10, 11);
Căn cước công dân hoặc CMND bản foto có công chứng;
Hoặc (dành cho thí sinh nộp hồ sơ sau ngày 1/5/2022)
Tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Phương án này sẽ xét tuyển từ ngày 1/5/2022 – 15/6/2022.
Học bạ bản foto có công chứng (Học bạ của năm lớp 10, 11, 12 phải đầy đủ);
Phương án 2:
Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp môn xét tuyển từng từng ngành học.
Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hồ sơ xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phương thức 3:
Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài kiểm tra Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM năm 2022.
Điều kiện xét tuyển: Điểm bài thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM từ 650 điểm trở lên
Hồ sơ xét tuyển: Phiếu điểm thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM
Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Trung tâm Khảo thí ĐHQG TP. HCM và của Nhà trường
Phương án 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo:
Xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
Xét tuyển thẳng học sinh xếp loại giỏi các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Thời gian nộp hồ sơ: từ ngày 1/5/2022 – 15/6/2022
Hồ sơ xét tuyển theo mẫu tuyển thẳng của Nhà trường;
4
Em có thể đăng ký cùng một lúc nhiều phương thức xét tuyển vào trường và cùng các chuyên ngành được không?
Được.
Phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT các em đã đăng ký tại các trường THPT và được điều chỉnh nguyện vọng lại theo lịch của Bộ GD&DT, hàng năm, sau khi các em có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Ngoài phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển em có thể đồng thời đăng ký các phương thức xét tuyển riêng của Nhà trường như xét Học bạ THPT, xét tuyển thẳng, và xét đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM. Nếu khi xét tuyển em đỗ cả 4 hình thức, khi đó em được quyền chọn một trong 4 hình thức để xác nhận nhập học.
5
Làm thế nào để em có thể đăng ký bổ sung hoặc thay đổi nguyện vọng của mình?
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&DT, các em được phép điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi biết điểm tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thời gian bắt đầu thực hiện đổi nguyện vọng theo thời gian Bộ công bố. Em có thể dùng hình thức đổi trực tuyến để đổi nguyện vọng như năm 2021.
Như vậy, trong thời gian này các em có thể thực hiện quá trình điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển của mình, việc điều chỉnh này không liên quan gì đến những nguyện vọng mà em đã đăng ký ở lần đầu, có thể xóa tất cả các nguyện vọng đó đi đăng ký lại những nguyện vọng mới hoàn toàn mà không ảnh hưởng gì.
6
Nguyên tắc xét tuyển đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT?
Lấy nguyện vọng (NV) 1 để xét tuyển, nếu Đỗ sẽ dừng lại không xét các nguyện vọng tiếp theo, nếu không đỗ NV1 sẽ lấy NV2 làm nguyện vọng xét tuyển tiếp theo giống như xét tuyển đối với NV1, Nếu NV 2 đỗ sẽ dừng không xét nguyện vọng tiếp theo, nếu NV2 không đỗ thì lấy NV3 để xét…, quá trình xét tuyển được thực hiện tuần tự theo cách thức trên và sẽ dừng lại ở NV thứ n khi thí sinh trúng tuyển hoặc là nguyện vọng cuối cùng không trúng tuyển thì quá trình xét tuyển sẽ dừng.
Với nguyên tắc xét tuyển này thí sinh cần lưu ý:
Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển có giá trị như nhau, thứ tự sắp xếp các nguyện vọng chính là thứ tự ưu tiên khi xét tuyển. Vì vậy việc lựa chọn và sắp xếp thứ tự xét tuyển là rất quan trọng.
Cần tham khảo kỹ về điểm chuẩn các năm, phổ điểm của từng chuyên ngành và nguyện vọng của mình để sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách hợp lý. Theo chúng tôi, nếu bản thân thí sinh yêu thích chuyên ngành nào thì sẽ đưa nguyện vọng đó thành NV1 và thứ tự giảm dần theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên lúc các em đổi nguyện vọng khi đó đã biết điểm của mình, cần suy nghĩ và đánh giá thật kỹ về khả năng của mình và mức điểm của mình sẽ tương ứng với phổ điểm của các chuyên ngành nào vì trong trường hợp nếu 2 hoặc nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau đứng ở cuối danh sách trúng tuyển khi đó thí sinh nào có nguyện vọng đăng ký cao hơn sẽ ưu tiên trúng tuyển.
7
Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường được không?
Quy chế Tuyển sinh hiện hành quy định chung cho các nhóm đối tượng tuyển sinh trình độ ĐH, tuy nhiên do đặc thù khác nhau của từng đối tượng thí sinh nên quy chế có các chương riêng quy định điều kiện tham dự xét tuyển, tuyển sinh cho từng nhóm. Cụ thể bổ sung thêm các nhóm đối tượng thí sinh được tham dự xét tuyển hoặc dự thi ĐH, CĐ gồm:
- Học sinh học chương trình nước ngoài, tại trường THPT ở Việt Nam được tham gia tuyển sinh. Với điều kiện, chương trình đó đã được nước sở tại công nhận và đạt trình độ tương ứng trình độ THPT của Việt Nam;
- Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam: Hiệu trưởng các trường ĐH căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt (quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24-12-2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam) để xem xét, quyết định cho vào học.
Nếu em muốn tham gia học tại HUFI theo các phương thức xét học bạ, tuyển thẳng thì em nộp hồ sơ về Trường để Hiệu trưởng xem xét em nhé.
8
Trường hiện có những loại học bổng nào?
- Học bổng khuyến khích học tập (Học bổng Ngân sách): Được cấp theo 02 học kỳ chính (học kỳ 1 và học kỳ 2) trong một năm học.
- Học bổng sinh viên vượt khó & hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Được cấp theo 02 học kỳ chính (học kỳ 1 và học kỳ 2) trong một năm học.
- Học bổng dành cho sinh viên có kết quả học tập cao nhất theo ngành.
- Học bổng Thủ khoa, Á khoa của Nhà trường đối với Tân sinh viên.
Ngoài ra tùy vào hoàn cảnh điều kiện của từng năm học, từng cá nhân mà Nhà trường có những quyết định hỗ trợ cụ thể cho từng trường hợp. Như năm 2020; Nhà trường đã quyết định hỗ trợ cho các trường hợp sau:
- Anh chị em ruột học tại Trường: giảm 30% học phí/ sinh viên.
- Anh chị em sinh đôi học tại Trường: giảm 50% học phí/ sinh viên.
- Các sinh viên có hộ khẩu tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lụt, thiên tai…nộp hồ sơ được Nhà trường xét giảm học phí theo các điểu kiện cụ thể Trường xem xét. Bên cạnh các chính sách trên thì Nhà trường thực hiện đầy đủ các chính sách đối với sinh viên theo Quy định của Nhà nước.
Bạn truy cập website Trường, theo dõi thông báo của Phòng Công tác SV – Thanh tra Giáo dục để biết.
9
Chương trình học ở bậc Đại học các ngành bao nhiêu tín chỉ? Học trong bao nhiêu học kỳ?
Chương trình đào tạo trình độ cử nhân học 121 tín chỉ, học trong 7 học kỳ, cho tất cả các ngành, nghề Nhà trường có đào tạo;
Kỹ sư 151 tín chỉ, học trong 8 học kỳ. Chú ý: Chỉ đào tạo kỹ sư khi các em lựa chọn các ngành kỹ thuật, công nghệ.
10
Các Quy định để sinh viên tốt nghiệp của Trường ở bậc Đại học như thế nào?
Hoàn thành chương trình đào tạo và có điểm trung bình tích lũy từ 2.0 trở lên thì được xét công nhận tốt nghiệp.
11
Em có được chuyển đổi ngành học trong quá trình học trong Trường hay không? (Nếu em thấy ngành học đó không phù hợp với mình?) Nếu được đổi thì điều kiện thế nào?
Được; Em phải đáp ứng điều kiện dưới đây:
- Ngành đào tạo mới mà em xin chuyển sang học phải có trong danh mục ngành đào tạo của Trường và cùng nhóm ngành theo quy định của thông tư 32/2015/TT – BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học;
- Đáp ứng điều kiện đầu vào của ngành muốn chuyển đến trong cùng năm tuyển sinh, cùng nguyện vọng và có điểm trung bình tích lũy đạt 2.0 trở lên.
12
Chương trình đào tạo học song ngành, học 02 ngành cùng lúc có được không?
HUFI đào tạo theo mô hình tích lũy tín chỉ, với mô hình này người học linh động có thể rút ngắn hoặc kéo dài quá trình học, tùy nổ lực của người học, khi tích lũy đủ tín chỉ sẽ tốt nghiệp (Cử nhân: 121 TC học 3.5 năm; Kỹ sư: 151 TC học 04 năm). Song song với ngành đang học, người học có thể đăng ký học song song ngành thứ 2 với điều kiện học lực học ngành thứ 1 phải đạt loại khá trở lên, trong quá trình học 02 ngành những môn học trùng nhau sẽ được xét miễn/giảm. Như vậy, người học hoàn toàn có thể học song song 02 ngành.
13
Hoạt động Câu lạc bộ đội nhóm, rèn luyện kỹ năng mềm.
HUFI là ngôi trường rất quan tâm đến kỹ năng mềm của SV, vì theo nhiều nghiên cứu sự thành công của một con người phụ thuộc lớn vào kỹ năng mềm (KNM). Trong suốt quá trình học, SV sẽ được học tập, rèn luyện các KNM, bao gồm 02 nhóm KN: nhóm KN chung là những KN cần thiết cho SV trong cuộc sống (KN giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề - ra quyết định, tìm việc làm, giao tiếp…) và nhóm KN đặc thù tùy thuộc vào từng ngành nghề để giúp SV có thể hòa nhập môi trường làm việc sau tốt nghiệp. Những KNM sẽ được giảng dạy miễn phí trong chương trình học; SV đủ điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ KNM – đây là điều kiện để SV tốt nghiệp. Song song với việc học KNM, SV sẽ có cơ hội ứng dụng, trải nghiệm những KN được học qua các hoạt động đội nhóm, các chương trình xã hội (chương trình thực tế tại doanh nghiệp, hoạt động thiện nguyện, các cuộc thi,…). Nhà trường có 11 CLB và 04 ban để SV có thể lựa chọn tham gia: CLB kỹ năng mềm, CLB kỹ năng lửa xanh, CLB HUFI Giutar, CLB Hufi dance, CLB Sách và hành động, CLB đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, CLB học thuật trực thuộc các khoa,…
14
Hỗ trợ Việc làm sau khi ra trường.
Định kỳ hàng tháng HUFI tổ chức các chương trình giao lưu doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng. Trong quá trình học HUFI sẽ giới thiệu việc làm thêm cho SV có nhu cầu; SV sau khi tốt nghiệp sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp. Hỗ trợ Việc làm cho SV là hoạt động thường xuyên của nhà trường đồng thời định kỳ hàng tháng HUFI tổ chức các chương trình giao lưu doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng, với tỉ lệ 100% SV có nhu cầu được giới thiệu việc làm.
15
Thực hành, thực tập trong quá trình học như thế nào?
Trong quá trình học, tùy từng ngành nghề, SV sẽ có các đợt thực hành, tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp; trong chương trình học có học kỳ doanh nghiệp 06 tháng, đây là giai đoạn SV học tập, làm quen với mối trường làm việc trong tương lai. Để tốt nghiệp SV phải hoàn thành đợt thực tập tại DN.
Tùy thuộc vào nhu cầu của SV nhà trường sẽ bố trí giới thiệu các doanh nghiệp để SV thực hành, thực tập…
16
Yêu cầu về chuẩn đầu ra ntn? (Có yêu cầu tin học, ngoại ngữ không?)
Sinh viên phải đạt các chuẩn sau để tốt nghiệp:
Kiến thức: Tích lúy đủ 121 tín chỉ (Cử nhân) và 151 tín chỉ (Kỹ sư).
Ngoại ngữ:
+ Đối với trình độ đại học: Có chứng nhận ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực 6 bậc danh cho Việt Nam (minh chứng bằng chứng chỉ B1 thuộc hệ thống VSTEP được cấp bởi các đơn vị đã được cấp phép bởi Bộ Giáo dục Đào tạo). Yêu cầu chứng chỉ tương đương: TOEFL iBT 45; IELTS 4.5; TOEIC 450; APTIS B1.
+ Đối với chuyên ngành ngôn ngữ Anh hệ đại học: Có chứng nhận ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 theo khung năng lực 6 bậc danh cho Việt Nam(minh chứng bằng chứng chỉ C1 thuộc hệ thống VSTEP được cấp bởi các đơn vị đã được cấp phép bởi Bộ Giáo dục Đào tạo). Yêu cầu chứng chỉ tương đương: TOEFL iBT 85; IELTS 6.5; TOEIC 800; APTIS C1
Tin học: Chứng chỉ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
17
Có KTX, phí ở KTX ntn?
Nhà trường có ký túc xá, sức chứa 1.000 sinh viên, KTX cách trường 500m. Phí ở KTX 300.000 đồng/ tháng.
18
Khoảng cách các cơ sở học LT, TH và ký túc xá
Các cơ sở của nhà trường (cơ sở học lý thuyết, thực hành, học thể dục thể thao, ký túc xá…) nằm gần nhau trong phạm vi bán kính 500 m. SV có thể đi bộ (10 – 15 phút), ngoài ra địa chỉ các cơ sở của trường rất thuận lợi để SV đi học bằng xe Buýt.
19
Sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ như thế nào?
Từ năm 2016 HUFI đã đầu tư kinh phí cho đào tạo kiến thức đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho các dự án ý tưởng để nghiên cứu phát triển sản phẩm mẫu, tổ chức các cuộc thi để phát triển các ý ưởng dự án của sinh viên. Những dự án khả thi sẽ tiếp tục được ươm tạo hiện thực hóa sản phẩm. những ý tưởng hay, khả thi sẽ được nhận giải thưởng, được ươm tạo, đầu tư hiện thực hóa ý tưởng.
Đối với sinh viên khóa mới tuyển sinh năm học 2021-2022 HUFI đưa Môn học đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào chương trình đào tạo chính khóa cho sinh viên toàn trường.
20
Có chính sách riêng nào dành cho các đề án khởi nghiệp hay không?
Hàng năm HUFI dành khoảng gần 2 tỷ cho đào tạo Kỹ năng mềm và hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra HUFI còn kết nối với Doanh nghiệp, Vườn ươm, Sở khoa học và công nghệ Tp.HCM hỗ trợ ươm tạo, đầu tư hiện thực hóa các dự án ý tưởng khả thi.
21
Làm thế nào để tham gia nghiên cứu khoa học?
Nghiên cứu KH là hoạt động thường xuyên, chủ đạo của nhà trường bên cạnh hoạt động giảng dạy. Hằng năm, SV tham gia NCKH bằng cách đăng ký với Khoa và Nhà trường, tùy theo tính chất, quy mô của từng đề tài mà Sv được hướng dẫn các cấp đăng ký từ đề tài cấp khoa, cấp trường, cấp thành phố, cấp nhà nước. Khi các đề tài được phê duyệt, SV sẽ được cấp kinh phí thực hiện theo kế hoạch.
22
Mức kinh phí khi tham gia nghiên cứu khoa học như thế nào?
Hàng năm HUFI dành khoảng 4 tỷ cho hoạt động NCKH cho giảng viên và sinh viên. Trong đó kinh phí cho sinh viên NCKH gần 1 tỷ đồng.
23
Có các cuộc thi nào dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học?
Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi NCKH cho SV trong nhà trường tham gia (đây là hoạt động thường niên của Hufi); bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện, giới thiệu cho SV tham gia các phong trào NCKH do thành phố, các trường đại học khác, các bộ ban ngành khác phát động…cụ thể hàng năm sinh viên HUFI đều có các nhóm đạt giải cao cuộc thi Giải thưởng NCKH Eureka.
24
Năm mấy thì sinh viên đi thực hành, kiến tập, thực tập?
Trong quá trình học tập, SV sẽ được tham gia tham quan thực tế, kiến tập, thực tập (học kỳ doanh nghiệp) tại các doanh nghiệp. Tùy từng chương trình đào tạo và tùy từng khối lượng tín chỉ mà SV tích lũy được; SV sẽ được thông báo, hướng dẫn đăng ký đi thực hành, kiến tập, thực tập…
25
Đi kiến tập, thực tập là như thế nào? Có đóng phí không?
SV được nhà trường tổ chức đi tham gia tham quan thực tế, kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp; riêng kỳ thực tập tại DN, SV có thể tự liên hệ, tự chọn DN thực tập; nếu SV không liên hệ được thì nhà trường sẽ giới thiệu. Sinh viên đi thực tập không tốn phí mà còn được doanh nghiệp hỗ trợ lương trong quá trình thực tập và có cơ hội ở lại làm việc tại DN sau khi kết thúc kỳ thực tập/học kỳ DN.
26
Làm sao để liên hệ được công ty đi kiến tập, thực tập?
Thông qua các mối quan hệ cá nhân hoặc thông qua sự giới thiệu của các giảng viên, Khoa và Bộ phận hỗ trợ SV HUFI, tất cả SV đều sẽ được hỗ trợ giới thiệu bố trí chỗ kiến tập, thực tập phù hợp với chuyên ngành học.
27
Sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp có được hỗ trợ hướng dẫn hồ sơ xin việc không?
Trong quá trình học, SV được học KN tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng; SV được hướng dẫn các cách tìm việc, cách viết hồ sơ, cách trả lời phỏng vấn, cách hòa nhập trong doanh nghiệp…Bên cạnh việc học, SV được thực hành phỏng vấn xin việc, thực hành viết hồ sơ…
28
Khi ra trường có được trường giới thiệu công ty không?
29
Cơ sở vật chất của trường của trường như thế nào ạ?
Cơ sở vật chất hiện đại có chiều sâu như:
Tất cả các phòng học tại khu nhà A, B, F xây đựng đẹp và tiện nghi, được trang bị máy lạnh, thang máy tạo điều kiện thoải mái cho người học
Thư viện được bình chọn là thư viện được yêu thích nhất năm 2020, với Nguồn tài liệu phong phú gồm nhiều thể loại và ngôn ngữ (ngoại ngữ) đáp ứng nhu cầu dạy học, NCKH gồm sách in và tài liệu điện tử; quản lý theo công nghệ RFID với trang thiết bị hiện đại: hệ thống mượn trả sách tự động, cổng an ninh thư viện, chip RFID cho tài liệu,…không gian có thể phục vụ khoảng 600 người sử dụng cùng lúc.
Đặc biệt, các ngành thuộc khối Hóa –sinh – thực phẩm có cơ sở thực hành được đầu tư khang trang đó là:
Trung tâm thí nghiệm thực hành với nhiều thiết bị hiện đại cho các bạn tham gia các buổi thực hành, làm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, thành phố hay cấp nhà nước và các giải thưởng nghiên cứu khoa học cho sinh viên như Euréka…phòng thí nghiệm cho các khối dịch vụ du lịch, nhà hàng, điện, cơ khí cũng được đầu tưu khá bài bản, hiện đại.
Trường có xây dựng trung tâm mô phỏng phục vụ cho thực hành các khối ngành về kinh tế như thực hành chứng khoán, phầm mềm kế toán, thực hành các nghiệp vụ về kế toán, ngân hàng,…
Hệ thống Trung tâm công nghệ thông tin: hệ thống internet và mạng LAN, wireless đủ mạnh phục vụ miễn phí cho GV và SV trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Trường có số lượng gần 2000 máy tính có chất lượng đủ mạnh nối mạng tại các phòng TN, TH, phòng làm việc.
Trường có các phần mềm (có bản quyền) quản lý tổng thể (quản trị và quản lý) PMT-EMS và 60 phần mềm khác nhau tại các phòng học, phòng làm việc.
30
Câu hỏi tư vấn về những hoạt động như thể dục thể thao, văn nghệ, các giải thể thao của nhà trường?
Em là 1 người khá nhút nhát, ít nói. Vậy em có thể phù hợp học tại trường hay không, và làm sao em có thể cải thiện được các tính cách đó?
Hiện trường có khoảng 13 Câu lạc bộ và Ban với nhiều hoạt động sôi nổi giúp bạn phát triển các kỹ năng cần thiết, cải thiện các sở đoản của mình để sau này ra trường dễ có thể bắt nhịp nhanh với các thay đổi của xã hội.
Trường có hay tổ chức các giải thể thao, văn nghệ hay các hoạt động gì khác để em có cơ hội làm quen, phát triển mối quan hệ hay hơn nữa là để có cơ hội tìm được nửa còn lại của em ko?
Hằng năm không những Đoàn thanh niên HUFI mà Chi đoàn các khoa đều tổ chức nhiều hoạt động như: hội trại kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lễ hội ẩm thực và trò chơi dân gian, Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chương trình văn nghệ mừng xuân; phối hợp cùng Công đoàn duy trì tổ chức hằng năm các giải Việt dã, bóng đá, bóng bàn, cầu lông đã trở thành các giải truyền thống và thu hút đông đảo ĐVTN và CCVC tham gia.
Ngoài ra còn có các họat động xã hội, từ thiện như xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, tặng quà cho học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa trong chương trình “Tiếp sức đến trường”, tham gia các công trình thanh niên trọng điểm do đoàn cấp trên phát động.
Lực lượng ĐVTN của trường ra sức rèn luyện tham gia các hội thi “Olympic Mac-Lênin”, “Microsoft office”, “Olympic Toán học”, “Olympic Vật lý”… và đã đạt được nhiều thành tích.
Ngoài ra, Đoàn trường đã thành lập Hội sinh viên, tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích cho ĐVTN tham gia như: Câu lạc bộ Xung kích, Ong vàng, Cắm hoa, Gita, Bóng đá, Bóng chuyền, Kỹ năng sống, văn nghệ…bên cạnh các môn học về giáo dục thể chất theo chương trình học của các bạn.
31
Câu hỏi về khởi nghiệp cho sinh viên: Hiện tại em thấy có nhiều anh chị ở nhiều trường Đại học tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp dành cho học sinh sinh viên, vậy trường mình có những chính sách hỗ trợ và các hoạt động gì để tạo nguồn cảm hứng cho tụi em khi muốn tham gia các chương trình như thế ạ?
+ Các chính sách khởi nghiệp?
Hiện nay nhà trường đang xây dựng đề cương để đưa môn học đổi mới sáng tạo và khời nghiệp vào chương trình khung với số lượng là 2 tín chỉ. Mục đích của môn học này trang bị các kiến thức cho các em về đổi mới và tư duy sáng tạo nhằm làm công cụ cho các em hoàn thành tốt những bài tập, khóa luận qua đó để tiếp cần được với văn hóa doang nghiệp.
Chính sách: Hỗ trợ về kinh phí như thế nào????
+ Khi có một ý tường khởi nghiệp bạn làm sao để thực hiện nó?
Có 2 hướng:
Bạn có thể liên hệ với giảng viên để trình bài ý tưởng của mình, nếu cảm thấy ý tưởng khả thi bạn có thể làm ra một số sản phẩn mẫu để tham gia các cuộc thi khởi nghiệp do nhà trường hoặc do các đơn vị ngoài trường tổ chức (được sự truyền thông của trường), nếu đạt được kết quả tốt dự án sẽ được gửi đi ươm tạo tại các vươn ươm công nghệ và được tạo điểu kiện để thi các cuộc thi do bộ tổ chức.
Nếu chưa tìm được giảng viên hướng dẫn phù hợp thì bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ sinh viên để trình bài về ý tưởng nếu cảm thấy dự án có tính khả thi bên trung tâm sẽ giới thiệu giúp bạn giảng viên hướng dẫn cũng như đưa đi ươm tạo tại các vườm ươm công nghệ.
32
Em là 1 học sinh về khối tự nhiên, em khá đam mê về nghiên cứu khoa học. Vậy trường mình có chế độ chính sách gì để hỗ trợ em khi em thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của riêng mình ko ạ?
Trường ĐH CNTP là 1 trường có truyền thống về đào tạo các ngành thuộc khối kỹ thuật, đặc biệt về hóa – sinh – thực phẩm. Vì vậy, cơ sở vật chất hỗ trợ cho khối thực hành này được đầu tư khá bài bản, đầy đủ, hiện đại với nhiều thiết bị
Về kinh phí: Trường dành khoản…….để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
33
Phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm, thủy sản, hóa học, công nghệ sinh học,… thì hiện đại ra sao?
Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành được đầu tư đồng bộ khang trang, trang thiết bị hiện đại được bổ sung thường xuyên đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên.
Mỗi khoa chuyên ngành có khoảng 10 phòng thí nghiệm cơ sở, 08 phòng thí nghiệm chuyên ngành, 01 xưởng thực hành sản xuất bia. Số lượng thiết bị thực hành hiện nay là 523 thiết bị, trong đó có 318 thiết bị phân tích cơ bản (cân phân tích; tủ sấy; lò nung; máy quang phổ UV-Vis; máy ly tâm lạnh; tủ cấy cấp 2, tủ ấm, nồi hấp…), 110 thiết bị phân tích hiện đại (HPLC với các đầu dò MS, DAD, FLD, RID; GC-MS-MS; Scanning Electron Microscopy 4; FAAS-Flame Atomic Absorption Spectroscopy; XRD-Xray diffraction; PCA; Elisa …), 95 thiết bị công nghệ (lò nướng điện 2 tầng; tủ ủ bánh; hệ thống lên men tự động; hệ thống lọc membrane; thiết bị cô quay chân không; thiết bị ly tâm sữa; thiết bị sấy thăng hoa; thiết bị sấy phun; thiết bị sấy chân không; thiết bị đồng hóa áp lực; thiết bị làm kem; hệ thống làm sạch-xay xát gạo; thiết bị rang café; thiết bị tiệt trùng; thiết bị ghép mí lon…). Tất cả phòng thí nghiệm có nội quy, quy định và các quy trình quản lý. 100% máy móc thiết bị có bảng hướng dẫn sử dụng, được bảo trì định kỳ 1 tháng/lần đến 1 năm/lần (tùy loại thiết bị) và sửa chữa kịp thời khi hư hỏng.
Ngoài ra, trường còn có Trung tâm Việt Đức với nhiều trang thiết bị phân tích hiện đại và có giá trị cao (HPLC, LC/MS, GC-MS/MS, Thiết bị phân tích nguyên tố (C, N, H), FAAS, XRD, XRF, SEM,...), Hệ thống sấy phun, sấy thăng hoa, máy so màu thực phẩm…. Hiện tại Trung tâm Việt Đức thực hiện việc phân tích mẫu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của Giảng viên, Sinh viên trong và ngoài HUFI cũng như phục vụ công tác nghiên cứu & phát triển cho các doanh nghiệp:
Phân tích các thành phần trong mẫu nguyên vật liệu bằng thiết bị XRD, XRF.
Chụp hình thái bề mặt, ghi nhận thông tin các nguyên tố, thành phần mẫu bằng thiết bị kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Xác định hàm lượng kim loại nặng trong các loại mẫu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng vi lượng, phụ gia thực phẩm, thuốc kháng sinh, độc tố nấm, …bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC-DAD, FLD, RID, LC-MS).
Xác định dư lượng thuốc trừ sâu (họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc,…); định tính xác định thành phần hóa học các tinh dầu dựa trên thư viện phổ NSIT bằng GC-MS/MS
Phân tích các chỉ tiêu về đảm bảo chất lượng trong các loại mẫu thực phẩm, hóa học, môi trường, công nghệ vật liệu,…
Các dịch vụ khác: sấy phun mẫu, sấy thăng hoa, sấy chân không, so màu vật rắn,…
34
Ngành Công nghệ thực phẩm học những gì? Ra trường làm gì? Thời gian học bao nhiêu năm? Học kỳ mấy thì được học chuyên ngành?
1. Ngành Công nghệ thực phẩm học những gì?
Ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) là một trong các ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống; cung cấp những sản phẩm thực phẩm Ngon-Lành, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, có tính tiện dụng cao phục vu nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt ở những thành phố lớn và thi trường xuất khẩu.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn IFT (Institute of Food Technologists). IFT là tổ chức học thuật về khoa học và công nghệ thực phẩm của Mỹ có thẩm quyền và được sự công nhận rộng rãi của các trường đại học, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm trên toàn thế giới); Ngoài ra, chương trình đào tạo còn đạt chuẩn AUN (Asean University Network), đây là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường Đại học trong khối ASEAN vào năm 2019. Với tiêu chuẩn này, sinh viên sau khi tốt nghiệp của Trường có thể ứng tuyển công việc không chỉ tại Việt Nam mà còn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tại các quốc gia trong khối ASEAN.
Người học được trang bị các kiến thức, kỹ năng như sau:
+ Các kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật (hóa học, hóa hữu cơ, vật lý, sinh học, toán và xác suất thống kê), kiến thức hóa sinh, vi sinh và dinh dưỡng để hiểu bản chất, sự hư hỏng, biến đổi của nguyên liệu và thực phẩm trong quá trình chế biến, lưu trữ và sử dụng;
+ Các kiến thức chuyên ngành về thiết bị, công nghệ chế biến, đóng gói, bảo quản cũng như các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, đánh giá cảm quan thực phẩm giúp các cử nhân, kỹ sư tương lai có khả năng tối ưu hóa việc chọn lựa, bảo quản, sản xuất, đóng gói, phân phối thực phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm có chất lượng và cảm quan tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
+ Các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, văn bản; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng lãnh đạo.
Sinh viên sau tốt nghiệp loại khá, giỏi có thể tiếp tục học 1,5-2 năm để lấy bằng thạc sĩ; Sinh viên sau tốt nghiệp loại xuất sắc có thể tiếp tục học 5 năm để lấy bằng tiến sĩ.
2. Sinh viên học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTP đủ điều kiện cho nhiều công việc hấp dẫn và đa dạng trong ngành công nghiệp thực phẩm, bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất thực phẩm, nghiên cứu trong lĩnh vực thực phẩm, và nhiều vị trí yêu cầu chuyên môn về CNTP khác.
Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm làm việc, cử nhân/ kỹ sư ngành CNTP là ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc sau:
Giám đốc nhà máy thực phẩm
Giám đốc sản xuất
Giám đốc Nghiên cứu & phát triển (R&D)
Chuyên gia, Cán bộ quản lý của các Viện, Cơ quan nhà nước, các Trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành thực phẩm
3. Thời gian học bao nhiêu năm?
Cử nhân: từ 3,5 năm (tương ứng 7 học kỳ)
Kỹ sư: 4 năm (tương ứng 8 học kỳ)
4. Học kỳ mấy thì được học chuyên ngành?
Để sinh viên bước đầu tiếp cận với ngành Công nghệ thực phẩm, ngay từ học kỳ 2 sinh viên đã được học: Học phần Thực hành nhập môn công nghệ chế biến thực phẩm.
Từ học kỳ 4 sinh viên được học các kiến thức chuyên ngành, với 11 tín chỉ thực tập và 25% tổng số tín chỉ dành cho thực hành.
Đặc biệt đối với hệ kỹ sư: Học kỳ 8 được gọi là Học kỳ doanh nghiệp, một số học phần các em sinh viên sẽ được thực tập và nghiên cứu tại các doanh nghiệp thực phẩm. Đặc biệt khi thực hiện đề tài tốt nghiệp, các cán bộ của công ty sẽ đồng hướng dẫn cùng với giảng viên của trường để thực hiện những đề tài đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, sinh viên ra trường có thể dễ dàng hòa nhập vào môi trường sản xuất của doanh nghiệp hoặc có nền tảng kiến thức phục vụ cho việc học tập ở trình độ cao hơn.
35
Ngành Đảm bảo chất lượng và & An toàn thực phẩm học những gì? Ra trường làm gì? Thời gian học bao nhiêu năm? Học kỳ mấy thì được học chuyên ngành?
Ngành Đảm bảo chất lượng và & An toàn thực phẩm (ATTP) học những gì?
Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và mạng xã hội, người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin hơn về thực phẩm, quy trình sản xuất và các vấn đề liên quan đến sức khỏe và do đó sự đòi hỏi về Chất lượng và ATTP cũng ngày càng khắt khe hơn. Hoạt động Đảm bảo Chất lượng & An toàn Thực phẩm (ĐBCL&ATTP) trở thành công việc, bộ phận quan trọng và không thể thiếu của tất cả các tổ chức sản xuất, kinh doanh hay kiểm soát về Chất lượng & ATTP không phân biệt quy mô và loại hình doanh nghiệp.
Chương trình ngành ĐBCL&ATTP được thiết kế dựa trên nền tảng các yêu cầu quốc tế về quản lý chất lượng & ATTP để chuẩn bị cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu và học tập trình độ cao hơn trong các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tham gia vào ngành công nghiệp thực phẩm. Chương trình đào tạo ngành ĐBCL&ATTP đạt chuẩn MOET (Việt Nam), tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, đây là nền tảng tốt giúp sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc trong khu vực công lập, tư nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài.
Người học ngành ĐBCL&ATTP được cung cấp các kiến thức, kỹ năng như:
+ Các kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức chuyên ngành tương tự như CNTP, nhưng sẽ đi sâu hơn vào các chủ đề phân tích chất lượng thực phẩm, kiểm soát chất lượng trong CNTP và các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và ATTP trong chuỗi cung ứng như GAP (phạm vi nuôi, trồng), HACCP (phạm vi sản xuất, phân phối thực phẩm) và yêu cầu mới của các thị trường như Mỹ, Châu Âu về Phòng vệ thực phẩm (Food defense).
+ Các kiến thức nền tảng để chuyên trách các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, trong các cơ quan nhà nước có chức năng giám sát chất lượng và ATTP, trong các phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm, hoặc kiểm soát chất lượng và VSATTP trong toàn chuỗi cung ứng (từ các nông trại, nhà máy sản xuất nguyên liệu thực phẩm, nhà máy thực phẩm, hệ thống kho & phân phối và các nhà hàng hoặc điểm bán lẻ thực phẩm) của Việt Nam hoặc toàn cầu.
Sinh viên sau tốt nghiệp loại khá, giỏi có thể tiếp tục học 1,5-2 năm để lấy bằng thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm; Sinh viên sau tốt nghiệp loại xuất sắc có thể tiếp tục học 5 năm để lấy bằng tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm.
2. Sinh viên học ngành DBCL&ATTP ra trường làm gì?
Ngay khi vừa tốt nghiệp, sinh viên có thể dễ dàng tìm được công việc liên quan đến quản lý chất lượng thực phẩm trong các nhà máy, doanh nghiệp hoặc các tổ chức đánh giá cấp chứng nhận về đảm bảo chất lượng.
Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm làm việc, cử nhân/ kỹ sư ngành ĐBCL&ATTP là ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc sau:
Giám đốc Chất lượng của nhà máy
Giám đốc Chất lượng của chuỗi cung ứng
Chuyên giá đánh giá trưởng về quản lý chất lượng và ATTP cho các tập đoàn quốc tế, các hệ thống siêu thị toàn cầu hoặc các tổ chức chứng nhận
Chuyên gia tư vấn, đào tạo các hệ thống quản lý chất lượng & ATTP
Trưởng phòng kiểm nghiệm chất lượng & ATTP.
Trưởng phòng thanh tra về chất lượng, VSATTP.
Từ học kỳ 2 sinh viên được học các kiến thức cơ sở ngành tương tự như ngành Công nghệ thực phẩm nhưng đi sâu hơn về các kiến thức phân tích và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Từ học kỳ 4 sinh viên được học các kiến thức chuyên ngành. Các học phần chuyên sâu sắp xếp theo độ khó tăng dần như Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Thực phẩm, Quản lý chất lượng & cải tiến, Đánh giá rủi ro & quản lý ATTP, Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc, Đồ án phân tích thực phẩm, Đồ án Đảm bảo chất lượng và thời gian Thực tập và làm Khóa luận đúng chuyên ngành là nền tảng để sinh viên khi tốt nghiệp có thể tham gia ngay vào hoạt động quản lý chất lượng, ATTP hoặc tham gia xây dựng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp hoặc chuyển hướng vào lĩnh vực đào tạo, tư vấn, đánh giá và thanh tra về DBCL & ATTP.
36
Ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm học những gì? Ra trường làm gì? Thời gian học bao nhiêu năm? Học kỳ mấy thì được học chuyên ngành?
Ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm (QTKDTP) học những gì?
Sản xuất và Kinh doanh thực phẩm là một lĩnh vực rộng lớn phục vụ cuộc sống của 7 tỷ người trên thế giới. Ngành QTKDTP dành cho những sinh viên quan tâm đồng thời đến tiếp thị, kinh tế, công nghệ và thực phẩm. Sự kết hợp giữa Quản trị kinh doanh và Công nghiệp thực phẩm là một xu thế đào tạo mới, trang bị những kiến thức cả về công nghệ, kinh doanh và quản trị cho người học. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào đội ngũ kinh doanh hoặc quản lý của các doanh nghiệp thực phẩm, là cầu nối giữa sản xuất và khách hàng, giữa đội ngũ kỹ thuật, công nghệ và nhu cầu của thị trường đa dạng.
Chương trình đào tạo ngành QTKDTP được thiết kế và đối sánh với CTDT ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm của Đại học Ohio (Mỹ) và Đại học Oregon (Mỹ).
Người học ngành QTKDTP được cung cấp các kiến thức, kỹ năng như:
+ Các kiến thức về: khoa học xã hội, kỹ thuật và kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp thực phẩm. Sinh viên được học các kiến thức cơ sở ngành, một số học phần chuyên ngành về công nghệ chế biến thực phẩm; một số kiến thức cơ bản về An toàn thực phẩm, Luật thực phẩm, Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc.
+ Các kiến thức về : Kinh tế, Kế toán, Hành vi người tiêu dùng, Marketing; các học phần chuyên về quản trị, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý nhà máy và khởi nghiệp.
Sinh viên sau tốt nghiệp loại khá, giỏi có thể tiếp tục học 3 năm để lấy bằng thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm hoặc Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
2. Sinh viên học ngành QTKDTP ra trường làm gì?
Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh Thực phẩm học về ngành công nghiệp thực phẩm từ góc độ khoa học và từ quan điểm kinh doanh, do đó sinh viên có được nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có cơ hội tham gia ngay vào các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm với những công việc liên quan đến phát triển kinh doanh, quản lý dự án, nghiên cứu thị trường, marketing thực phẩm.
Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm làm việc, cử nhân ngành QTKDTP là ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc sau:
Giám đốc điều hành công ty sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm
Giám đốc kinh doanh thực phẩm
Giám đốc thu mua (nguyên liệu và thực phẩm)
Giám đốc phát triển sản phẩm
Chuyên gia nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng
Giám đốc tiếp thị, truyền thông trong ngành thực phẩm
Từ học kỳ 2 sinh viên được học các kiến thức cơ sở ngành và
Từ học kỳ 4 sinh viên được học các kiến thức chuyên ngành gồm: Các học chuyên ngành Công nghiệp thực phẩm và Các học phần Quản trị vận hành, Quản trị tài chính, Lập kế hoạch kinh doanh, Quản trị bán hàng, Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Quản lý nhà máy thực phẩm; giúp sinh viên cuối năm 2 làm quen và định hình cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề của nhà quản lý, kinh doanh thay cho góc nhìn chuyên môn của người học ngành CNTP.
37
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ Thực phẩm và ngành Đảm bảo chất lượng và & An toàn thực phẩm.
Sự khác biệt chính của 2 ngành Công nghệ Thực phẩm và ngành Đảm bảo chất lượng và & An toàn thực phẩm là:
Ngành ĐBCL&ATTP: đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật phân tích, các chương trình quản lý chất lượng, quản lý ATTP, các công cụ và phương pháp cải tiến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và các quy định luật (quốc gia và quốc tế);
Ngành CNTP tập trung chuyên sâu về: công nghệ, kỹ thuật sản xuất, cải tiến công nghệ; Cải tiến công thức, phát triển sản phẩm (R&D)…..các nhóm sản phẩm thực phẩm khác nhau ở quy mô công nghiệp.
Ngành Công nghệ Thực phẩm là một ngành truyền thống với rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ và mức độ tự động hóa ngày càng cao, hoạt động ĐBCL&ATTP ngày càng có vai trò rõ nét và độc lập với khối sản xuất, kinh doanh trong công ty. ĐBCL&ATTP giữ vai trò xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát và chỉ ra các điểm chưa tối ưu thông qua các công cụ phân tích, để khối R&D, sản xuất, kinh doanh tập trung vào việc cải tiến công nghệ, kỹ thuật, công thức, tay nghề công nhân hoặc điều kiện bảo quản, giao hàng… để cùng nhau đem đến cho khách hàng và người tiêu dùng các sản phẩm đúng mong đợi, phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và thường xuyên được cải tiến.
38
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ Thực phẩm và ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm?
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ Thực phẩm và ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm là:
Ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm: chính là sự tích hợp kiến thức của cả hai ngành: Công nghệ thực phẩm và Quản trị kinh doanh. Nhân lực 2 trong 1 như vậy sẽ là sự chọn lựa tối ưu cho phát triển của công ty và chắc chắn sẽ có những vị trí hấp dẫn, năng động trong tương lai.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ thực phẩm hoặc quản lý chất lượng chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm còn rất cần nguồn nhân lực có kiến thức rộng, vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kiến thức về thị trường, hành vi của người tiêu dùng… để đảm trách các vị trí của phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, phòng thu mua, phòng phát triển sản phẩm và hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm…
39
Trở thành sinh viên của Khoa CNTP thì em sẽ được tham gia những CLB hội nhóm nào?
1. Các Câu lạc bộ trực thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm
Câu lạc bộ Khoa học và Công nghệ thực phẩm: là một Câu lạc bộ trực thuộc Liên Chi Đoàn Khoa công nghệ thực phẩm, ra đời với mục đích quy tụ các hội viên:
+ Yêu thích, quan tâm đến ngành Công nghệ thực phẩm tham gia hoạt động trong lĩnh vực Thực phẩm;
+ Các hội viên sẽ có cơ hội gặp gỡ, học hỏi, trao đổi những thông tin, tài liệu học tập, những kiến thức trong lĩnh vực Thực phẩm;
+ Tham quan thực tế các nhà máy để rồi từ đó nâng cao trình độ chuyên ngành đang theo học, phục vụ hiệu quả cao trong quá trình học tập của bản thân.
Câu lạc bộ Tranh biện khoa học: là một Câu lạc bộ trực thuộc Liên chi đoàn khoa Công nghệ thực phẩm, ra đời với mục đích quy tụ các hội viên:
+ Yêu thích, quan tâm đến tranh biện các vấn đề trong cuộc sống một cách có cơ sở khoa học.
+ Các thành viên sẽ cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau bằng cách trao đổi, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện sự tự tin của mình cũng như nắm bắt các vấn đề dựa trên cơ sở khoa học.
+ Ngoài ra, các hội viên còn có cơ hội gặp gỡ, học hỏi, trao đổi những thông tin, tài liệu học tập, những kiến thức khoa học nâng cao trình độ chuyên ngành đang theo học, phục vụ hiệu quả cao trong quá trình học tập của bản thân.
2. Một số các hoạt động ngoại khóa điển hình
Chuỗi các hoạt động để hỗ trợ Tân sinh viên thích nghi với phương thức học Đại học theo tín chỉ, như: Kỹ năng tự học, Kỹ năng tìm tài liệu, Phương pháp học tập hiệu quả….
Chuỗi các hoạt động để sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học, như: Kỹ năng tìm ý tưởng, Kỹ năng viết thuyết minh, kỹ năng viết báo cáo, Kỹ năng trình bày bài thuyết trình….
Thành lập các nhóm nghiên cứu, nhóm khởi nghiệp để sinh viên có thể là Chủ nhiệm các đề tài cấp Trường, tham gia viết các bài báo khoa học, tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc Eureka, Sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh viên khởi nghiệp do Bộ giáo dục tổ chức.
Các hoạt động hội trại chào đón Tân sinh viên
Các hoạt động: Hội thao, văn nghệ hàng năm
Lễ hội truyền thống khoa Công nghệ thực phẩm, 4 năm/lần.
3. Một số thành tích của sinh viên trong 5 năm gần đây
Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc Eureka: 02 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Khuyến khích
Giải Sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ giáo dục tổ chức: 01 giải Nhì, 02 giải Ba
Sinh viên chủ nhiệm đề tài: tổng 67 đề tài, tổng số sinh viên tham gia khoảng 250 sinh viên.
Sinh viên cùng giảng viên hướng dẫn công bố được 12 bài báo/hội thảo quốc tế, 200 bài báo/hội thảo khoa học trong nước.
4. Chương trình trao đổi sinh viên với các ĐH quốc tế.
4 sinh viên tham gia báo cáo khoa học tại Đại học Hiroshima – Nhật Bản, 2017
5 sinh viên tham gia trao đổi sinh viên với Đại học Quốc gia Kyungpook – Hàn Quốc, thời gian 1 học kỳ, năm 2020
Khoa Công nghệ thực phẩm đã tiếp nhận 2 sinh viên của Pháp đến học tập, nghiên cứu về thực phẩm Việt Nam trong thời gian 6 tháng vào năm 2019
Đặc biệt Trường rất khuyến khích, hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho việc trao đổi việc trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ tương đương khi sinh viên tham gia các học kỳ tại các Đại học quốc tế.
40
Trường có liên kết với những công ty nào trong lĩnh vực thực phẩm không?
Các công ty liên kết với khoa:
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK)
- Công ty dầu ăn Tường An
- Công ty dầu ăn Golden Hope
- Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh
- Công ty rượu Bình Tây
- Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN)
- Công ty Tân Quang Minh (BIDRICO)
- Công ty bánh kẹo Phạm Nguyên
- Công ty cổ phần Kinh Đô
- Công ty TNHH Yakult Việt Nam
- Công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam
- Công ty Ajinomoto Việt Nam….
41
Sinh viên ngành CNTP tự lo chỗ thực tập hay Khoa sẽ liên hệ cho tụi em?
Đối với học phần thực tập, có 2 trường hợp:
1. Khoa liên hệ các công ty cho sinh viên thực tập và triển khai cho sinh viên đăng ký.
2. Sinh viên có thể tự xin công ty thực tập theo mong muốn cá nhân (Trường sẽ cấp giấy giới thiệu, khoa hỗ trợ làm công văn liên hệ thực tập (nếu cần)).
42
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Công nghệ thực phẩm của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Công nghệ thực phẩm của trường HUFI so với các trường khác là:
1. Ngành Công nghệ thực phẩm có bề dày lịch sử hơn 39 năm từ những ngày đầu thành lập Trường (1982).
2. Đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên được đào tạo từ nhiều nước như: Pháp, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Australia, Bỉ, Malaysia…;
Nhiều Thầy Cô đã và đang là CEO, giám đốc sản xuất, giám đốc R&D, chuyên gia tư vấn cho các công ty thực phẩm…
3. Cơ sở vật chất:
Trung tâm thư viện: có hệ thống mượn trả sách tự động, số đầu sách ngành CNTP trên 10.000;
Thư viện khoa Công nghệ thực phẩm có trên 1.800 đầu sách;
Phòng học lý thuyết: 100% phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu, hệ thống âm thanh, micro;
Phòng thực hành chuyên ngành: 14 phòng;
Phòng nghiên cứu: 4 phòng;
Xưởng thực nghiệm sản xuất bia;
Xưởng thực nghiệm đang xây dựng đạt chuẩn ISO 22000:2018.
4. Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn IFT (Mỹ), chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN (Đông Nam Á) vào năm 2019, đây là nền tảng tốt giúp sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc trong khu vực công lập, tư nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài.
Từ học kỳ 4 sinh viên được học các kiến thức chuyên ngành, với 11 tín chỉ thực tập và 25% tổng số tín chỉ dành cho thực hành. Đặc biệt đối với hệ kỹ sư: Học kỳ 8 được gọi là Học kỳ doanh nghiệp, một số học phần các em sinh viên sẽ được thực tập và nghiên cứu tại các doanh nghiệp thực phẩm. Vì vậy, sinh viên ra trường có thể dễ dàng hòa nhập vào môi trường sản xuất của doanh nghiệp hoặc có nền tảng kiến thức phục vụ cho việc học tập ở trình độ cao hơn.
5. Chương trình Đại học trọng điểm:
Đây là chương trình đặc biệt do Trường đầu tư để tạo cơ hội cho các sinh viên xuất sắc, có tiềm năng, có tố chất lãnh đạo tham gia. Lớp Đại học Trọng điểm với hơn 30% số học phần đào tạo bằng tiếng Anh, một số chuyên đề được đào tạo trực tiếp bởi giáo viên nước ngoài, nhưng mức học phí chỉ bằng sinh viên chương trình đại trà.
43
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Đảm bảo chất lượng và & An toàn thực phẩm của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Đảm bảo chất lượng và & An toàn thực phẩm của trường HUFI so với các trường khác là:
1. HUFI là nơi đầu tiên trên cả nước được phép đào tạo ngành học này từ năm học 2011-2012.
2. Đội ngũ giảng viên:
Nhiều Thầy Cô đã và đang là Giám đốc chất lượng, Trưởng phòng chất lượng; Đánh giá viên trưởng; các chuyên gia tư vấn cho các tổ chức đánh giá, các công ty thực phẩm….
Trung tâm thư viện: có hệ thống mượn trả sách tự động, số đầu sách ngành CNTP và Quản trị kinh doanh trên 15.000;
4. Chương trình đào tạo được xây dựng và phát triển hoàn toàn dựa trên nhu cầu thực tế tại các DN trong ngành CNTP kết hợp với sự góp ý từ các chuyên gia đầu ngành và các chương trình đào tạo tiến tiến trên thế giới. Chương trình đào tạo ngành ĐBCL&ATTP tại HUFI đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT năm 2019
44
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm của trường HUFI so với các trường khác là:
1. HUFI là Trường đầu tiên trên cả nước đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm.
2. Đây là một ngành lai giữa Quản trị kinh doanh và Công nghiệp thực phẩm và là một xu thế đào tạo mới, trang bị những kiến thức cả về kỹ thuật, kinh doanh và quản trị để sau này các em có thể tham gia vào đội ngũ kinh doanh hoặc quản lý của các doanh nghiệp thực phẩm. Trên thế giới đã có nhiều trường Đại học uy tín như Đại học Ohio (Mỹ), Đại học Oregon (Mỹ), Đại học Alberta (Canada) có đào tạo ngành này.
3. Đội ngũ giảng viên:
Nhiều Thầy Cô đã và đang là CEO, Giám đốc R&D, chuyên gia tư vấn các công ty thực phẩm.
4. Cơ sở vật chất:
Trung tâm thư viện: có hệ thống mượn trả sách tự động, số đầu sách ngành CNTP và Quản trị kinh doanh trên 15.000
Thư viện khoa Công nghệ thực phẩm có trên 1.800 đầu sách
Phòng học lý thuyết: 100% phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu, hệ thống âm thanh, micro
Phòng thực hành chuyên ngành: 14 phòng
Phòng nghiên cứu: 4 phòng
Xưởng thực nghiệm sản xuất bia
Xưởng thực nghiệm đang xây dựng đạt chuẩn ISO 22000:2018
5. Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo ngành QTKDTP được thiết kế và đối sánh với CTDT ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm của Đại học Ohio (Mỹ) và Đại học Oregon (Mỹ).
Sinh viên sẽ được tham gia các khóa huấn luyện ngắn hạn hoặc seminar với các Giảng viên quốc tế. Nhờ vào mối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp thực phẩm, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại Phòng kinh doanh hoặc Phòng quản lý của các công ty thực phẩm có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp lớn trong nước để tăng thêm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
45
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ chế biến thủy sản và ngành Khoa học thủy sản?
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ chế biến thủy sản và ngành Khoa học thủy sản:
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản đào tạo cho người học hệ thống kiến thức chuyên sâu về Cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản. Bao gồm các kiến thức về các biến đổi sinh hóa học, vi sinh vật học thực phẩm, các quá trình cơ bản xảy ra trong công nghệ chế biến thủy sản. Kỹ thuật nhận biết, lựa chọn, phân loại, đánh giá chất lượng, bảo quản, xử lý, vận chuyển nguyên liệu thủy sản. Các kỹ thuật công nghệ để chế biến các sản phẩm thủy sản đặc trưng như: SP thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm, đồ hộp thủy sản, sản phẩm thủy sản ăn liền, các hợp chất sinh học từ phụ phẩm thủy sản. Các kiến thức về kinh doanh và thương mại thủy sản
Ngành Khoa học thủy sản đào tạo cho người học hệ thống Chuỗi kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành Nuôi trồng, Chế biến, khai thác và Kinh doanh thủy sản dựa trên kiến thức nền tảng khoa học và công nghệ thủy sản. Kỹ thuật công nghệ về Nuôi trồng tạo ra nguồn nguyên liệu thủy sản an toàn phục vụ cho Công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu, tạo thành một chuỗi kiểm soát nguồn nguyên liệu chế biến cho đến cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
46
Trở thành sinh viên của Khoa Thủy sản, em sẽ được tham gia những CLB hội nhóm nào?
Khoa Thủy sản – HUFI rất vui mừng chào đón các em Tân sinh viên năm 2022 đến học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo đại học chuyên nghiệp, tận tâm, yêu nghề và tất cả vì người học để phục vụ. Khi trở thành sinh viên của Khoa Thủy sản – HUFI các em có thể tham gia vào các CLB để trao dồi thêm các kỹ năng sống, kỹ năng mềm, hoạt động đoàn hội như:
Hoạt động Đoàn-Hội sinh viên khoa
CLB Tiếng Anh chuyên ngành.
CLB kỹ năng mềm.
HUFI Dance, HUFI Ghitar.
Giao lưu với Chi hội cựu sinh viên khoa.
47
Trường có liên kết với những công ty nào trong lĩnh vực Thủy sản không?
Với xu thế phát triển của Khoa học kỹ thuật của Xã hội ngày nay, hoạt động đào tạo tại các Trường Đại học luôn gắn bó mật thiết, không thể thiếu với các Doanh nghiệp để có sự tương tác qua lại giữa Doanh nghiệp và Nhà Trường, Khoa. Doanh nghiệp sẽ đóng góp cho Khoa thiết kế được CTĐT phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế tại DN. Khoa/Trường ĐH cũng căn cứ vào nhu cầu của DN, của Tổ chức, Công ty để xây dựng và đà tạo đáp ứng các Chuẩn đầu ra. Khoa Thủy sản có mối quan hệ và liên kết sâu rộng với nhiều Doanh nghiêp, Công ty ở các Vùng Miền như:
Công ty Cổ phần Nam Việt An Giang
Công ty Cổ phần CP Việt Nam
Công ty CBTS Hải Phú
Công ty CBTS Biển Giàu
Công ty SXTM DV Tân Tiến Đạt…
Công ty CNTS Incomfish
Công ty CBTS Cầu Tre.
48
Thế mạnh đào tạo/điểm khác biệt của ngành Công nghệ chế biến thủy sản của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM một trong những trường hàng đầu về đào tạo công nghệ thực phẩm, đặc biệt là nhóm ngành Thủy sản.
Thế mạnh đào tạo/điểm khác biệt của ngành Công nghệ chế biến thủy sản - HUFI so với các trường khác là:
Phòng học lý thuyết được trang bị 100% máy lạnh, có đầy đủ các phương tiện học tập như: Màn hình chiếu projector, bảng đen/trắng. Trung tâm Thư viện hiện đại, máy lạnh 100%, quản lý khoa học với hàng trăm ngàn đầu sách đầy đủ sử dụng học tập, nghiên cứu khoa cho các sinh viên.
Phòng học thực hành với đầy đủ các dụng cụ, máy móc, trang thiết đảm bảo cho giảng dạy, học tập, rèn luyện các kỹ năng và tạo ra sản phẩm chất lượng. Vì vậy khi học tại trường sẽ giúp sinh viên được tiếp cận gần với kỹ thuật chế biến mới hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng.
Đặc biệt CTĐT được thiết kiết với 1 học kỳ doanh nghiệp: người học được đến Doanh nghiệp học tập, làm việc và trãi nghiệm như một Kỹ sư thật thù để học tập các kiến thức kinh nghiệp thực tế tạo DN, được tiếp xúc, sử dụng các trang thiết bị hiện đại tại Nhà máy, được làm việc trong môi trường thực tế Doanh nghiệp.
49
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Khoa học thủy sản của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Phòng học thực hành với đầy đủ các dụng cụ, máy móc, trang thiết đảm bảo cho giảng dạy, học tập, rèn luyện các kỹ năng và tạo ra sản phẩm chất lượng. Vì vậy khi học tại trường sẽ giúp sinh viên được tiếp cận gần với kỹ thuật chế biến mới hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng..
50
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ chế tạo máy và ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Hiện nay không có ranh giới rõ ràng giữa ngành công nghệ chế tạo máy và ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Hai ngành học này có chung khối kiến thức cơ sở ngành và có sự đan xen khối kiến thực chuyên ngành. Tuy nhiên, ngành cơ khí chế tạo máy học chuyên sâu hơn về kỹ thuật chế tạo các thiết bị cơ khí
51
Sự khác nhau giữa ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và ngành kỹ thuật nhiệt (điện lạnh).
Cơ điện tử và Kỹ thuật nhiệt là 2 ngành kỹ thuật có 2 hướng đi khác nhau:
Ngành Cơ Điện Tử trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, các kỹ năng mềm cốt lõi để giải quyết vấn đề liên quan đến lĩnh vực cơ khí, điện tử, kỹ thuật điều khiển, tin học
Ngành kỹ thuật nhiệt (hay nhiệt - lạnh hoặc điện - lạnh) gồm có 4 lĩnh vực chính:
Sản xuất và biến đổi các dạng năng lượng
Lĩnh vực nhiệt điện và năng lượng tái tạo;
Lĩnh vực cung cấp nhiệt và hơi dùng trong các ngành công nghiệp và thương mại, gia dụng - nhiệt công nghiệp;
Lĩnh vực công nghệ làm lạnh, điều hòa không khí và bảo quản sau thu hoạch.
52
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Công nghệ chế tạo máy của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Đào tạo theo hướng ứng dụng, tập trung vào kỹ năng chế tạo như sử dụng các phần mềm thiết kế với sự hổ trợ của máy tính (CAD), thiết kế tính toàn với sự hổ trợ của máy tính (CAE), chế tạo với sự hổ trợ điều khiển số (CNC)
53
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành CĐT HUFI so với các trường khác:
Ngành CĐT HUFI đào tạo kỹ sư theo định hướng ứng dụng. Chương trình đào tạo dựa trên tình hình thực tế, trang bị kiến thức, kỹ năng giúp người học sẵn sàng tham gia vào các công việc ngay sau khi ra trường;
Chương trình đào tạo CĐT được bố trí hợp lý, phát triển chuỗi kiến thức ngành nghề theo trình tự: Lý thuyết à Mô phỏng à Thực hành àDự án. Bên cạnh đó sinh viên được tham gia các hoạt động sân chơi học thuật (Robot dò đường, Robot vượt chướng ngại vật, Thiết kế hệ thống trên Inventor…) nâng cao việc ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế;
Sinh viên CĐT HUFI được tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty trong học kỷ doanh nghiệp. Trong học kỳ này, sinh viên thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với nội dung giải quyết trực tiếp các nhu cầu kỹ thuật trong nhà máy. Qua học kỳ này, sinh viên chủ động, nắm sát thực tế sản xuất và hoàn toàn chủ động khi ra trường.
54
Thế mạnh đào tạo/ điểm khác biệt của ngành Kỹ thuật nhiệt (điện lạnh) của trường HUFI so với các trường khác là gì?
Ngành kỹ thuật nhiệt HUFI, ngoài những học phần cốt lõi của chương trình đào tạo, điểm khác biệt của chương trình ngành Kỹ thuật nhiệt của HUFI so với trường khác là chương trình đào tạo bổ sung cho sinh viên kiến thức như:
Sử dụng các phần mềm chuyên dụng sử dụng để tính toán thiết kế hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống cung cấp nhiệt…
Trang bị cho sinh viên về kiến thức tư duy trong thiết kế, sáng tạo khởi nhiệp;
Trang bị cho sinh viên kiến thức về quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng…
Xem thêm :